Hái Chè – Xào Chè
Đến Bản Liền, một trong những điều thú vị nhất là lang thang trên những đồi chè. Để cảm nhận sự tự do, vì những đồi chè ở đây được trồng mọc tự nhiên chứ không phải là theo hàng lối, ken dày ở nơi khác… Chè Bản Liền có vị chát dịu, ngọt hậu lâu tan, vị thanh thuần túy của của núi rừng Tây bắc.
Để trải nghiệm lên đồi hái chè và học cách sao chè, du khách có thể liên hệ với một trong các homestay tại Bản Liền để vừa được trải nghiệm cùng làm, cùng ăn, cùng ở với người dân tộc Tày ở đây:
- Bản Liền Pine Homestay – 0886 073 408 (chị Thông).
- Bản Liền Forest Homestay – 0343 639 564 (anh Nâng).
- Bản Liền Chè Hill Homestay – 0888 316 850 (anhTuấn).
- A Bình Bản Liền Homestay – 0388 572 409 (anh Bình).
Làm nón người Tày
Chiếc nón lá của người Tày ở Bản Liền, Bắc Hà, Lào Cai làm từ lá cọ. Khác với nón của người Kinh (nón Chuông – đất Hà Tây cũ, nón bài thơ – Huế …) ghép từ những mảnh lá (lá từ cây nón) nhỏ đã được phơi và làm cho trắng muốt, nón lá người Tày ở Bản Liền được làm từ những tàu lá cọ còn nguyên bản, được cắt từ những cây cọ mọc tự nhiên khắp núi đồi và được phơi khô trong 1 tuần.
Có 2 cỡ nón: nón thường 50.000 đ/chiếc và loại nón lớn như chiếc ô 80.000 đ/chiếc. Loại lớn phải đặt mới được làm.
Để trải nghiệm, du khách cần liên hệ trước.
Người liên hệ: Vàng Thị Dương
Địa chỉ: Đội 2 – Bản Liền
Điện thoại: 0869287833
Làm cốm
So với cốm Tú Lệ (Yên Bái), cốm Bắc Hà không hề kém cạnh về chất lượng, tuy nhiên lại kém nổi tiếng hơn rất nhiều, có lẽ là do quảng bá. Cái cảm giác vác bó lúa non từ trên nương xuống lúc sáng sớm hay cái nóng hừng hực của lò lúc cầm xẻng đảo liên tục khi rang cốm hoặc vê vê cái ngón tay để vỏ trấu bong ra khỏi hạt cốm còn nóng hôi hổi rồi cho mồm nhâm nhi như cắn chắt khi xưa mới thật là phê. Cái thứ phê pha mà những người dù sành ăn dưới xuôi cũng khó tìm thấy vì sản phẩm toàn dâng tận mồm. Màu của hạt cốm xanh hay không phụ thuộc cực lớn vào kỹ thuật rang, giã của người làm cốm.
Vụ lúa ở Bắc Hà kéo dài từ cuối tháng 8 tới cuối tháng 10. Cuối tuần lên Bắc Hà chơi, du khách nhớ tìm đến thôn Du lịch cộng đồng Na Lo ở xã Tà Chải, chỉ cách trung tâm Bắc Hà hơn một cây số để tìm cảm giác phê pha của cốm nóng mới ra lò nhé.
Gói bánh chưng đen
Bánh chưng đen không xa lạ với những người yêu thích ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Tuy nhiên, với mỗi vùng miền, chiếc bánh chưng đen đều mang bản sắc của người dân tại đó.
Bánh chưng đen ở Bắc Hà được nhuộm từ than cây núc nác (một loại cây mà tro than còn có tác dụng chữa bệnh dạ dày) và cây muối. Chính vì vậy, khi ăn bánh chưng ở Bắc Hà, đối với những người cơ địa không ưa đồ nếp, họ sẽ không cảm thấy “nóng ruột” hay đầy bụng như vẫn thường gặp khi ăn đồ nếp.
Gạo nếp nương được xát sạch cám, để khô, trộn với than đã được giã mịn rồi sàng qua để loại những hạt than còn to. Sau đó được trộn cùng với một số gia vị vùng cao cũng được tán mịn như hồi, thảo quả, hạt sen…Có lẽ công đoạn thú vị, lạ lẫm nhất đáng để cho du khách thử là tự tay đốt than, nghiền mịn để trộn gạo. Nhìn cái cối gạo từ trắng chuyển sang đen nhánh quả thực rất thú vị.
Các bản có người Tày sinh sống đều có gói bánh chưng đen, tuy nhiên, nơi có thể cung cấp dịch vụ cho du khách trải nghiệm không nhiều, thôn Na Kim, xã Tà Chải (cách trung tâm Bắc Hà chỉ khoảng 1km) là một nơi như thế. Du khách có thể liên hệ một số điểm để được tự tay trải nghiệm một số hoặc tất cả công đoạn của việc gói bánh chưng đen.
- Homestay Yến Như, thôn Na Kim, xã Tà Chải. Điện thoại: 0888739868 (anh Huy).
- Tổ nhóm làm bánh chưng đen Na Kim. Điện thoại: 0378215688 hoặc 0333394641.
Nấu rượu
Rượu ngô Bắc Hà nổi tiếng, rượu Hồng Mi Bản Phố càng nổi tiếng hơn bởi độ trong và uống êm ru.
Nhưng tại sao lại gọi là rượu ngô Hồng Mi mà không phải là cái tên khác? Hồng Mi là tên một loại cây lương thực giống như Tam giác mạch hay Đại mạch. Người H’Mong dùng nó thành một loại men tạo ra thứ rượu ngô Bản Phố lừng danh. Hồng Mi là tên theo tiếng Quan Hỏa, còn người H’Mong gọi nó là cây PÌA. Hồng Mi được trồng mỗi năm một vụ vào tháng Ba, sau 5 tháng thì cây ra.